Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn...


HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đoàn của cấp ấy. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành, giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ.
I. NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI CỦA CÁC CẤP BỘ ĐOÀN :
1. Đại hội Chi đoàn, Đoàn trường Trung học phổ thông và dạy nghề là 1 năm 1 lần. Nhiệm kỳ của Liên chi đoàn theo nhiệm kỳ của Đoàn cấp trên trực tiếp.
2. Đại hội Chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đoàn các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 5 năm 2 lần.
3. Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên là 5 năm 1 lần.
4. Nhiệm kỳ đại hội Đoàn Đại học Quốc gia, đại học khu vực là 5 năm 1 lần. Các trường thành viên trực thuộc Đoàn Đại học quốc gia, Đại học khu vực nhiệm kỳ đại hội là 5 năm 2 lần.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP:
1. Thảo luận thông qua các báo cáo của Ban chấp hành trong nhiệm kỳ vừa qua.
2. Quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong nhiệm kỳ tới.
3. Bầu Ban chấp hành mới.
4. Góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có)
5. Bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên ( nếu có)
Bình thường đại hội Đoàn các cấp có ba nhiệm vụ 1, 2, 3. Khi chuẩn bị cho Đại hội Đoàn cấp trên thì đại hội Đoàn các cấp có thêm hai nhiệm vụ 4, 5.
III. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI :
1. Công tác chuẩn bị đại hội :
+ Thành lập và phân công nhiệm vụ các tiểu ban :
Có thể hình thành 4 tiểu ban cơ bản gồm :
Tiểu ban Nội dung.
Tiểu ban Nhân sự.
Tiểu ban Tuyên truyền.
Tiểu ban Hậu cần.
Số lượng, cơ cấu, nội dung công việc, quy chế làm việc của các tiểu ban do BTV Đoàn các cấp quyết định, trưởng các tiểu ban nên phân công các đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên Thường vụ hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách. Nhiệm vụ cơ bản của các tiểu ban như sau :
Tiểu ban Nội dung :
- Xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội gồm : Báo cáo tổng kết, phương hướng công tác; diễn văn khai mạc, bế mạc, nghị quyết đại hội …
- Định hướng các nội dung cần thảo luận đóng góp ý kiến cho báo cáo tổng kết, phương hướng công tác và các văn kiện của đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có).
- Xây dựng chương trình đại hội.
- Tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dụ thảo các văn kiện của Đại hội.
- Dự thảo các bài phát biểu cho lãnh đạo( nếu cần), biên bản đại hội, kịch bản điều hành đại hội ( chi tiết) cũn như chuẩn bị các diễn đàn đặt các bài tham luận, báo cáo điển hình…
- Biên tập, xuất bản các sách như Lịch sử Đoàn của địa phương, đơn vị, gương điển hình, mô hình thanh niên tiêu biểu, chuẩn bị công tác khen thưởng tại đại hội ( nếu có)
Tiểu ban Nhân sự :
- Xây dựng đề án phân bổ đại biểu cho các đơn vị cấp dưới.
- Xây dựng đề án và chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành cùng cấp
- Xây dựng đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành.
- Xây dựng các văn bản phục vụ đại hội như : Thông tri triệu tập đại biểu, nội quy đại hội, các văn bản phục vụ cho công tác bầu cử, thể lệ bầu cử; biên bản kiểm phiếu, biên bản thẩm tra tư cách đại biểu…
Tiểu ban Tuyên truyền :
- Tham mưu cho BTV phát động phong trào thi đua, hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau khi đại hội.( Văn hoá, văn nghệ, TDTT, các cuộc thi…)
- Chuẩn bị trang trí khẩu hiệu, pa-nô, áp phích và trang trí khánh tiết hội trường đại hội.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ diễn ra trong thời gian đại hội hoạt động chào mừng thành công đại hội.
- Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền sau đại hội.
Tiểu ban Hậu cần :
- Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện để phục vụ cho đại hội.
IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI.
1. Chuẩn bị các tư liệu cho báo cáo
Nghị quyết đại hội Đoàn.
Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các năm trong nhiệm kỳ
Báo cáo của đại hội Đoàn các đơn vị cấp dưới.
Nghị quyết của đaij hội Đảng cùng cấp.
Các văn kiện và các loại thông tin khác.
2. Đề cương của báo cáo. Có thể gồm 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm tình hình ( của địa phương, của tổ chức Đoàn, tình hình thanh niên, nêu khái quát những đặc điểm liên quan trực tiếp đến đánh giá).
Phần 2: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhiệm kỳ vừa qua.
Kết quả và những việc đã làm được.
Những hạn chế và tồn tại, những khó khăn của tổ chức Đoàn, của cán bộ, đoàn viên và thanh niên.
Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Phần 3 : Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhiệm kỳ tới.
a. Những căn cứ để xác định phương hướng ( nên dựa vào yêu cầu, nội dung của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương đơn vị và nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên để xây dựng phương hướng).
b. Các mục tiêu và chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới( cấp cơ sở có thể đưa nội dung phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng uỷ viên Ban Chấp hành, các điều kiện để đảm bảo cho hoạt động…)
Những giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu và chương trình.
Chú ý: Báo cáo cần xây dựng ngắn gọn, cụ thể, sát thực tế ( nhất là cấp cơ sở).
V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÂN BỔ ĐẠI BIỂU:
Số lượng : Thực hiện theo mục 3 điều 7 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Cách phân bổ đại biểu :
a. Số đại biểu là uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội :
Các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đơn vị đó.
b. Số đại biểu chỉ định : Nên chỉ định những trường hợp thật cần thiếi và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu ( không nhất thiêt đến 5 %). Đại biểu chỉ định được phân về làm thành viên của các đoàn đại biểu.
c. Số đại biểu do Đại hội Đoàn cấp dưới bầu lên. Cách phân phối như sau :
+ Để đảm bảo số lượng, tránh sự chênh lệch đại biểu quá lớn giữa các đoàn, nên dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của các đơn vị cấp dưới và các đơn vị trực thuộc.
+ Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu ở các đơn vị thì số đại biểu còn lại sẽ được phân phối cho các đơn vị theo số lượng đoàn viên hiện có.
Ví dụ :
- Tỉnh Đoàn A có 16 huyện, thị Đoàn và 4 Đoàn trực thuộc với tổng số đoàn viên là 63.000. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành đương nhiệm là 29 đồng chí. Ban chấp hành Tỉnh đoàn quyết định số lượng đại biểu đại hội là 250 đồng chí. Cách phân phối đại biểu như sau :
Số lượng đại biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành : 29.
Số lượng đại biểu chỉ định là 7 ( tối đa là 250 x 5% = 13 ).
biểu do bầu cử từ cấp dưới lên là 214 ( 250 – 36 = 214 đ/c) dự kiến phân phối như sau :
a. Dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu.
+ Các huyện, thị xã là 5 đ/c x 16 = 80 đại biểu.
+ Các đơn vị trực thuộc là 2 đ/c x 4 = 8 đại biểu.
( Tổng số là 88 đại biểu )
b. Số lượng đại biểu còn lại để phân phối cho các đơn vị là :
214 – 88 = 126 đại biểu.
c. Tỷ lệ số lượng đoàn viên trên 1 đại biểu là :
63 000 : 126 = 500 đoàn viên / 1 đại biểu.
d. Căn cứ vào tỷ lệ phân phối 126 đại biểu còn lại theo số lượng đoàn viên hiện có của các đơn vị.
3. Dự kiến xây dựng cơ cấu đại biểu của đại hội :
Trong đề án phân phối đại biểu nên dự kiến các tỷ lệ sau :
+ Tỷ lệ đại biểu nữ.
+ Tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số.
+ Tỷ lệ đại biểu thanh niên Tôn giáo.
+ Tỷ lệ cơ cấu đại biểu theo các đối tượng ( Cán bộ Đoàn chuyên trách, cán bộ Đoàn cơ sở, cán bộ Chi đoàn và Đoàn viên, cán bộ phụ trách đội…)
+ Tỷ lệ cơ cấu đại biểu theo khu vực ( nông thôn, đô thị, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang…)
- Căn cứ tỷ lệ chung và số lượng đại biểu của các đoàn để hướng dẫn và chỉ đạo cơ cấu đại biểu theo khu vực ( nông thôn, cơ quan doanh nghiệp, trường học, đường phố, lực lượng vũ trang…)
Căn cứ tỷ lệ chung và số lượng đại biểu của các đoàn để hướng dẫn và chỉ đạo cơ cấu đại biểu đại hội của các đơn vị.
VI. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH (ÁP DỤNG CHO CẤP ĐOÀN CƠ SỞ TRỞ LÊN )
1. Quy trình:
1.1. Đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành đương nhiệm về cơ cấu, số lượng và hiệu quả chỉ đạo… những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng Ban Chấp hành khoá mới.
1.2. Xác định yêu cầu tiêu chuẩn và cơ cấu của Ban Chấp hành khoá mới để Đoàn cấp dưới thảo luận và giới thiệu nhân sự ( văn bản giới thiệu cần có ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng cấp ).
1.3. Tập hợp danh sách, lập hồ sơ nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khoá mới đồng thời tiến hành xác minh đối với các trường hợp cần thiết.
1.4. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên về dự kiến nhân sự.
1.5. Hoàn chỉnh danh sách dự kiến Ban Chấp hành khoá mới ( kể cả hồ sơ ) để Đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu ( hoặc cung cấp ) khi đại hội yêu cầu.
2. Duyệt nhân sự Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
Đoàn cấp trên duyệt cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới trực tiếp và danh sách dự kiến bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực. Thủ tục khi xét duyệt gồm :
+ Đề án Ban Chấp hành.
+ Danh sách trích ngang nguồn bố trí vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn.
+ Sơ yếu lý lịch của Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư dự kiến.
3. Phương pháp tiến hành đại hội :
* Trang trí đại hội :
Tuỳ theo điều kiện thực tế ở các đơn vị mà tiến hành công tác tuyên truyền và trang trí, tạo nên màu sắc không khí trang nghiêm, trẻ trung của đại hội.

- Đường chính tới địa điểm tổ chức đại hội và xung quanh phía ngoài có thể bố trí cờ, pa-nô, áp phích, băng rôn…
* Trong hội trường nhìn từ phía dưới lên :
+ Trên cùng ngang phông là khẩu hiệu : “ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”.
+ Cờ Đoàn và Huy hiệu Đoàn treo thấp hơn phông treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng; phía dưới cờ Tổ quốc, cờ Đảng là tượng Bác ( hoặc ảnh Bác ); dưới cờ ( hoặc Huy hiệu Đoàn ) là dòng chữ “ Đại hội Đoàn…”trình bày theo mẫu ( có thể bố trí 2 hoặc 3 hàng với 2 kiểu chữ khác nhau).
+ Dưới chân phông có thể bố trí một hàng cây cảnh.
+ Hai bên cánh gà có thể để 2 tấm pa-nô, áp phích trích nghị quyết của Đảng của Đoàn về công tác thanh niên.
+ Xung quanh hội trường có thể trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động tuyên truyền.
VII. TRÁCH NHIỆM VÀ CÁCH BẦU ĐOÀN CHỦ TỊCH, CỬ ĐOÀN THƯ KÝ, VÀ BẦU BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠi BIỂU CỦA ĐẠI HỘI :
1. Trách nhiệm :
a. Trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch:
- Điều khiển đại hội theo chương trình đã được đại hội quyết định.
- Hướng dẫn đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành, quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ tới và những vấn đề có liên quan.
- Quyết định việc lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của đạ hội hoặc hội nghị.
- Lãnh đạo việc bầu cử của đại hội, gồm các nội dung :
+ Hướng dẫn để đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành và đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử, tiếp thu ý kiến và quyết định cho rút tên hay không cho rút tên người trong danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban kiểm phiếu, Trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết, điều hành hoạt động của Ban kiểm phiếu.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đại hội.
- Điều khiển thông qua nghị quyết đại hội.
- Tổng kết đại hội.
b- Trách nhiệm của Đoàn thư ký :
- Ghi Biên bản đại hội. Tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết.
- Trình bày nghị quyết đại hội ( việc biểu quyết Nghị quyết đại hội do Đoàn chủ tịch điều hành).
- Nhận và đọc thư, điện chào mừng đại hội.
c- Trách nhiệm của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu :
- Căn cứ tiêu chuẩn đại biểu và các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xét tư cách đại biểu do cấp dưới bầu lên.
- Tổng hợp và báo cáo với đại hội về tình hình đại biểu.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu, về thực hiện nguyên tắc, thủ tục bầu cử của các cấp dưới và những trường hợp xét thấy không đầy đủ tư cách đại biểu để đại hội quyết định.
Trong quá trình đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm theo dõi hoạt động của đại biểu, nếu có những hiện tượng vi phạm nội quy, quy định, gây khó khăn cho đại hội thì có thể nhắc nhở phê bình hoặc đề nghị đại hội bác bỏ tư cách đại biểu. Đại biểu bị bác bỏ tư cách đại biểu thì không được dự đại hội nữa.
Ban Chấp hành triệu tập đại hội, khi tổng hợp danh sách về đại biểu dự đại hội cần chuẩn bị trước các nội dung thuộc về trách nhiệm của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu để đến đại hội Ban Thẩm tra tư cách đại biểu thẩm tra báo cáo kết quả. Nếu có đơn thư khiếu nại hoặc phản ánh về tư cách đại biểu sẽ xem xét thẩm tra và báo cáo với đại hội.
d- Trách nhiệm của Ban kiểm phiếu :
- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bầu cử.
- Phát phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả.
- Xem xét tập thể báo cáo với Đoàn chủ tịch hoặc đại hội quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc đơn từ khiếu nại về bầu cử.
- Làm biên bản bầu cử.
2. Cách bầu Đoàn chủ tịch, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Ban kiểm phiếu:
a- Bầu Đoàn Chủ tịch :
- Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội dự kiến danh sách Đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức của đại hội để giới thiệu với đại biểu của đại hội.
- Nếu đại biểu đại hội không giới thiệu thêm thì có thể biểu quyết bằng cách giơ tay một lần toàn bộ danh sách dự kiến.
Nếu đại biểu đại hội có giới thiệu thêm thì biểu quyết từng người một để lấy những người được tín nhiệm cao hơn.
Số lượng Đoàn chủ tịch : tuỳ điều kiện cụ thể ở mỗi cấp, mỗi địa phương, để có số lượng hợp lý, song không nên quá đông và không nên cấu tạo hình thức. ( Ngoài những uỷ viên của Đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức được đại hội bầu. Tuỳ tình hình cụ thể có thể mời đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên tham gia Đoàn chủ tịch).
b- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu :
- Tương tự như bầu Đoàn Chủ tịch ( đối với đại hội toàn thể, không phải bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Việc xem xét tư cách đại biểu do Đoàn chủ tịch quyết định).
c- Bầu Ban kiểm phiếu :
- Đoàn chủ tịch giới thiệu dự kiến danh sách Ban kiểm phiếu ( là những đại biểu chính thức không có tên trong danh sách bầu cử ).
- Nếu đại biểu đại hội không giới thiệu thêm thì giơ tay biểu quyết một lần toàn bộ danh sách ( bằng hình thức giơ tay ).
- Nếu đại biểu giới thiệu thêm thì biểu quyết từng người một.
d- Thư ký đại hội :
Do Đoàn chủ tịch quyết định số lượng và lựa chọn để báo cáo với đại hội.
Chú ý : Trừ Ban kiểm phiếu còn việc bầu Đoàn Chủ tịch, Ban thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành bầu ở phần trù bị đại hội.
VIII- CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI :
1. Đại hội cấp cơ sở :
- Chào cờ, hát Quốc ca, bài ca chính thức của Đoàn.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu ( khai mạc đại hội)
- Bầu Đoàn chủ tịch và Đoàn chủ tịch giới thiệu giới thiệu các thư ký của đại hội.
- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu ( trừ đại hội đoàn viên ).
- Đoàn chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc của đại hội.
- Trình bày báo cáo nhiệm kỳ qua, phương hướng công tác trong nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành. Báo cáo đóng góp ý kiến vào văn kiện đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có ).
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.
- Đại hội thảo luận.
- Khen thưởng ( nếu có ).
- Đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
- Đoàn chủ tịch công bố Ban Chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tiến hành bầu Ban Chấp hành của nhiệm kỳ mới. Trình bày đề án nhân sự Ban Chấp hành khoá mới, yêu cầu, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn uỷ viên Ban Chấp hành. Đại hội thảo luận và ứng cử, đề cử.
- Đoàn chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên ra khỏi danh sách bầu cử ( nếu có )và điều khiển đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
- Bầu ban kiểm phiếu.
- Bầu cử.
- Đại hội tiếp tục thảo luận hoặc giải lao trong khi ban kiểm phiếu tiến hành công tác kiểm phiếu.
- Công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra mắt.
- Thông qua Nghị quyết của đại hội.
- Tổng kết, bế mạc đại hội ( có chào cờ ).
Trong trương hợp có bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì trong chương trình đại hội có thêm phần bầu cử này. Đoàn chủ tịch đại hội cần sắp xếp thời gian hướng dẫn đại hội bầu cử theo đúng yêu cầu và số lượng do Đoàn cấp trên phân bổ. ( Trường hợp có khen thưởng tập thể, cá nhân trong nhiệm kỳ hoặc trao tặng bức trướng, thì có thể bố trí trong khoảng thời gian Ban kiểm phiếu làm việc hoặc trứơc khi cấp uỷ và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến).
2. Đại hội cấp huyện, tỉnh và tương đương :
Phần trù bị ( hoặc đại hội chính thức – phiên nội bộ )
Có thể họp từ hôm trước để làm các việc sau :
- Ổn định tổ chức, hướng dẫn đại biểu những vấn đề cần thiết trong đại hội, phổ biến nội quy, xác định thái độ và trách nhiệm của đại biểu trong trong quá trình đại hội.
- Bầu Đoàn chủ tịch và Ban thẩm tra tư cách đại biểu, cử thư ký đại hội.
- Đoàn Chủ tịch hội ý, phân công điều khiển, thực hiện chương trình đại hội.
- Thông qua chương trình và thời gian làm việc của đại hội.
Phần chính thức :
- Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn.
- Đọc lời khai mạc và giới thiệu đại biểu.
- Trình bày báo cáo của Ban Chấp hành cũ ( đầy đủ hoặc tóm tắt ) đánh giá kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra và biểu quyết tư cách đại biểu.
- Đại hội thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo của đại hội và các văn bản của đại hội Đoàn cấp trên.
- Đoàn Chủ tịch công bố Ban Chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành của nhiệm kỳ mới.
Trình bày đề án Ban Chấp hành mới và đề án bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có ).
- Đại hội thảo luận góp ý vào đề án và biểu quyết thông qua đề án Ban Chấp hành mới và đề án đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có ).
- Đại hội thảo luận về nhân sự và ứng cử, đề cử đại biểu tham gia Ban Chấp hành ( có thể chia tổ nếu cần ).
- Đoàn Chủ tịch báo cáo với đại hội danh sách ứng cử, đề cử, dành thời gian cho các đại biểu ứng cử, đề cử hoặc xin rút tên. Đoàn Chủ tịch hội ý và quyết định về việc cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và báo cáo với đại hội. Đại hội xem xét và biểu quyết thông qua danh sách bầu cử. ( Bốn nội dung về bầu Ban Chấp hành khoá mới này có thể thực hiện ở phần đại hội nội bộ và sau đó họp Ban Chấp hành để phiên chính thức công bố và ra mắt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư tại đại hội).
- Bầu Ban kiểm phiếu
- Bầu cử, kiểm phiếu.
- Thi đua khen thưởng ( nếu có )
- Phát biểu ý kiến của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên.
- Công bố kết quả bầu cử, Ban Chấp hành mới ra mắt.
- Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
- Tổng kết và bế mạc đại hội ( có chào cờ ).
( Trong phần đại hội chính thức tuỳ điều kiện cụ thể có thể sắp xếp chương trình đại hội thành phiên họp nội bộ và phiên họp công khai).
Trong quá trình đại hội, Đoàn chủ tịch cần bố trí thời gian để đại hội tiếp nhận các đoàn đại biểu đến chào mừng, nghe ý kiến của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên, nghe thư, điện chào mừng của các địa phương, sinh hoạt và văn nghệ tổng kết thi đua.vv…
IX. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BẦU CỬ BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN:
1. Đoàn Chủ tịch trình bày với đại hội đề án xây dựng Ban Chấp hành mới ( đề án này đã được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên góp ý kiến ). Trong đề án cần nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn, dự kiến số lượng, cơ cấu uỷ viên Ban Chấp hành.
2. Đại hội thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, uỷ viên Ban Chấp hành khoá mới.
3. Các tổ hoặc đoàn đại biểu họp thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
Trưởng đoàn hoặc tổ trưởng có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đoàn, tổ thảo luận về dự kiến cơ cấu nhân sự đã đươc cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên cho ý kiến. Vì vậy, trước khi thảo luận tổ, Đoàn chủ tịch hoặc đồng chí Bí thư đương nhiệm cần bố trí thời gian để họp riêng vơí các trưởng đoàn, tổ trưởng nắm vững và thông suốt để giới thiệu đảm bảo tập trung. Hội nghị này cần đến sự thống nhất.
Dưới sự định hướng của các trưởng đoàn( hoặc tổ trưởng), đại biểu thảo luận góp ý xây dựng đề án Ban Chấp hành mới. Cần dành thời gian đích đáng để thảo luận kỹ và thống nhất cao về cơ cấu Ban Chấp hành. Sau đó bám sát cơ cấu để tiến hành ứng cử, đề cử. Không nhất thiết đề cử đủ số lượng, mà biết ai, hiểu ai, tín nhiệm ai thì đề cử người đó. Khi đề cử người giới thiệu cần cung cấp về trích ngang lý lịch của đồng chí mà mình giới thiệu. Khi hết ý kiến ứng cử, đề cử tổ trưởng tổng hợp danh sách để báo cáo Đoàn Chủ tịch.
4. Đoàn chủ tịch tổng hợp dnah sách ứng cử, đề cử; nếu thấy số lượng ứng cử, đề cử quá nhiều so với số lượng Ban Chấp hành mới, có thể gây khó khăn cho việc bầu Ban Chấp hành mới thì Đoàn Chủ tịch cần họp lại với tổ trưởng hoặc trưởng đoàn để thảo luận thống nhất cách chỉ đạo và hướng giải quyết. Nếu cần, Đoàn Chủ tịch có thể đề nghị các tổ hoặc một số tổ có liên quan thảo luận tiếp theo hướng chỉ đạo chung. Sau khi các đoàn, các tổ phản ánh kết quả việc thảo luận lần thứ hai với Đoàn Chủ tịch về những trường hợp xin rút hoặc để lại trong danh sách bầu, Đoàn Chủ tịch tập hợp lại danh sách những người ứng cử và được đề cử .
5. Đoàn Chủ tịch công bố danh sách ứng cử, đề cử do các đoàn, các tổ thảo luận giới thiệu với đại hội.
- Công bố những trường hợp xin rút tên của người ứng cử, được đề cử và những ý kiến xin rút của tập thể hoặc cá nhân người đề cử.
- Công bố những trường hợp được Đoàn Chủ tịch đồng ý hay không đồng ý cho rút tên.
- Công bố danh sách ứng cử, đề cử chính thức để đại hội biểu quyết thông qua, sau đó tiến hành in phiếu bầu.
6. Đại hội bầu Ban kiểm phiếu : Ban kiểm phiếu báo cáo nguyên tắc, thủ tục bầu cử, hướng dẫn cách bỏ phiếu , kiểm tra số lượng phiếu, thùng phiếu và phát phiếu cho các trưởng đoàn hoặc tổ trưởng nên ghi chép số lượng phiếu và ký nhận.
7. Tiến hành bầu cử :
Lưu ý: Khi đại hội yêu cầu hoặc khi xét thấy thật cần thiết, không làm mất dân chủ trong bầu cử thì Đoàn chủ tịch có thể công bố danh sách dự kiến Ban Chấp hành mới do Ban Chấp hành khoá cũ giới thiệu. Nếu có điều kiện nên in trích ngang ngắn gọn danh sách bầu cử, theo thứ tự phiếu bầu để đại biểu tham khảo, theo dõi.
- Phiếu bầu in theo thứ tự vần chữ cái A, B, C tên những người đựơc bầu; có thể in danh sách phiếu bầu theo cơ cấu khu vực của đề án ( xếp theo vần chữ cái A, B, C ở mỗi cơ cấu khu vực) để thuận tiện cho bầu cử.
- Trước khi bầu cử, Ban kiểm phiếu có thể nhắc lại cơ cấu, số lượng mà đại hội đã biểu quyết thông qua để đại biểu nhớ và sẵn sàng đổi phiếu cho những đại biểu cần đổi phiếu do nhầm lẫn trong lúc bầu cử.
- Khi đại biểu đã ghi phiếu bầu xong, Ban kiểm phiếu hướng dẫn đại biểu lần lượt theo một trật tự nhất định.
8. Ban Kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả bầu cử ( đọc biên bản ).
Việc bầu cử đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên tiến hành như bầu Ban Chấp hành. Căn cứ tiêu chuẩn, số lượng, yêu cầu cơ cấu do Đoàn cấp trên quy định, Đoàn Chủ tịch có thể dự kiến danh sách giới thiệu để đại hội tham khảo ( lưu ý chỉ những đại biểu chính thức của đại hội cấp dưới mới đựơc ứng cử, đề cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên).
X. NHỮNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT SAU ĐẠI HỘI.
1. Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn của khoá cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của của Ban Chấp hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Sau đó chủ toạ hội nghị điều khiển Hội nghị Ban Chấp hành khóa mới bầu Ban Thường vụ, các chức dnah Bí thư, Phó Bí thư ( Từ cấp huyện trở lên có thêm phần bầu chức danh chủ nhiệm và các uỷ viên UBKT ).
2. Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả đại hội lên Đoàn cấp trên, bao gồm :
a. Biên bản đại hội :
- Có chữ ký của thư ký đại hội và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị ( từ đoàn cơ sở trở lên).
b. Biên bản bầu cử các loại :
- Có chữ ký của trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, Hội nghị ( từ Đoàn cơ sở trở lên).
c. Danh sách trích ngang Ban Chấp hành mới có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch và đóng dấu treo ( Ghi theo thứ tự : Bí thư – Phó Bí thư - Uỷ viên Thường vụ - Uỷ viên Ban Chấp hành).
d. Danh sách Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra ( đối với cấp bộ Đoàn từ cấp huyện trở lên).
- Danh sách trích ngang đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có).
- Trong trường hợp đặc biệt cần thiết, Đoàn cấp trên có thể xét công nhận Ban Chấp hành mới của tổ chức Đoàn cấp dưới mà chưa cần phải đầy đủ thủ tục. Trường hợp này, sau khi công nhận xong, Ban Chấp hành mới có trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục như quy định.
3. Tổ chức báo cáo nhanh kết quả đại hội, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng thành công của đại hội.
4. Xây dưng, thông qua ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành mới, phân công nhiệm vụ các Uỷ viên Ban Chấp hành.
5. Ban Chấp hành mới lãnh đạo thực hiện nghị quyết của đại hội./.

NHỮNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
I- CÔNG TÁC BẦU CỬ CỦA ĐOÀN
1- Việc bỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp:
- Bầu Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Bí thư thứ nhất và các Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
- Bầu Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
2- Bầu cử tại hội nghị Ban Chấp hành:
- Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn khoá cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một ủy viên Ban Chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu chủ tọa hội nghị.
- Hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ ban kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra.
- Ban Chấp hành có quyền quyết định số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư (các Bí thư đối với Trung ương Đoàn), Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra. Số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành. Số lượng Uỷ viên Ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ.
3- Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội Đoàn
- Bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng đối với những trường hợp sau:
+ Chi đoàn xếp loại khá trở lên.
+ Đoàn cơ sở trong quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội được cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp thống nhất, tại đại hội được đại biểu đại hội nhất trí bầu trực tiếp Bí thư.
- Tiến hành bầu theo một trong các cách sau đây:
+ Đại hội bầu ra Ban Chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các Uỷ viên Ban Chấp hành.
+ Đại hội bầu Bí thư, sau đó bầu số Uỷ viên Ban Chấp hành còn lại.
4- Phiếu bầu:
- Là phiếu do Đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
- Phiếu bầu không hợp lệ là:
+ Phiếu không do Đại hội hoặc hội nghị phát hành.
+ Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
+ Phiếu không bầu ai (trừ trường hợp danh sách bầu có 1 người).
+ Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
+ Phiếu có ký hiệu riêng.
- Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
5- Những trường hợp khác
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
- Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
- Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội, hội nghị đại biểu quyết định. Không được lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết.
II- VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1- Về đại biểu đại hội.
a- Số lượng đại biểu:
Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét quyết định số lượng đại biểu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
b- Thành phần đại biểu:
- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể). Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đoàn đại biểu đơn vị đó.
- Đại biểu do đại hội, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số lượng đại biểu đại hội theo những căn cứ chủ yếu sau:
+ Số lượng đoàn viên.
+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó.
+ Tính đặc thù, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...
- Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới không trúng cử làm đại biểu của đại hội. Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội.
Đại biểu chỉ định là thành viên của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác.
- Khi đại biểu chính thức (trừ Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội) không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay, việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới.
2- Về xây dựng ban Chấp hành mới:
a- Xây dựng Ban Chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định.
- Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
- Đảm bảo tính thiết thực.
- Đảm bảo tính kế thừa.
- Đảm bảo độ tuổi bình quân.
b- Cơ cấu Ban Chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp, đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Coi trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,...
Trong dự kiến cơ cấu Ban Chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.
c- Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
- Chi đoàn:
+ Có dưới 9 đoàn viên: Có Bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 Phó Bí thư.
+ Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 3 đến 5 uỷ viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.
- Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ 5 đến 15 uỷ viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9 uỷ viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 9 uỷ viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Uỷ viên thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp Ban Chấp hành có thể bầu 2 Phó Bí thư.
- Đoàn cấp huyện: Ban Chấp hành có từ 15 đến 33 uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 5 đến 11 uỷ viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và từ 1 đến 2 Phó Bí thư, trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn do Ban Chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn cấp tỉnh: Ban Chấp hành có từ 21 đến 45 uỷ viên; Ban Thường vụ có từ 7 đến 15 uỷ viên và tối đa không quá 3 Phó Bí thư.
Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu tối đa là 55 uỷ viên Ban chấp hành, 17 uỷ viên Ban Thường vụ và tối đa không quá 4 Phó Bí thư .
3- Về kéo dài hoặc rút ngắn thời gian nhiệm kỳ Đại hội
- Khoản 2, điều 7 Điều lệ Đoàn quy định về nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở Phường được thực hiện như sau: Khi chỉ đạo Đại hội Đoàn cơ sở Phường, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Hội và TP Hồ Chí Minh xem xét và lập danh sách những đơn vị cần rút ngắn thời gian nhiệm kỳ Đại hội và đề nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định.
- Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập: Ban Thường vụ (ở nơi không có Ban Thường vụ thì Ban Chấp hành) Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền quyết định điều chỉnh thời gian nhiệm kỳ Đại hội lần thứ nhất để phù hợp với thời gian nhiệm kỳ đại hội Đoàn cấp trên sau khi thống nhất với cấp uỷ cùng cấp (trừ những nơi không có tổ chức Đảng).
III - VỀ HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU
1- Số lượng đại biểu:
Không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ. Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đại biểu đại hội Đoàn.
2- Thành phần đại biểu của hội nghị đại biểu:
- Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
b, Các đại biểu do Ban Chấp hành cấp dưới cử lên gồm:
+ Cán bộ chủ chốt của Ban Chấp hành cấp dưới.
+ Một số cán bộ Đoàn chuyên trách, không chuyên trách.
+ Đoàn viên tiêu biểu.
Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do Ban Chấp hành cấp dưới thảo luận, thống nhất đề nghị; Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.
IV- CHO RÚT TÊN, XOÁ TÊN, THÔI GIỮ CHỨC VỤ VÀ BỔ SUNG UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH, UỶ VIÊN BAN THƯỜNG VỤ, PHÓ BÍ THƯ, BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN CÁC CẤP
Việc này áp dụng với cả uỷ viên Uỷ ban kiểm tra và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra các cấp tương đương.
1- Việc cho rút tên, xoá tên, thôi giữ chức vụ
Uỷ viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn hoặc đơn vị công tác thì rút tên khỏi Ban Chấp hành. Ban Thường vụ có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành quyết định trong kỳ họp gần nhất.
Đối với các chức danh Bí thư Đoàn các cấp trước khi cho rút tên khỏi danh sách Ban Chấp hành phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp uỷ Đảng (ở nơi có cấp uỷ Đảng) và Đoàn cấp trên trực tiếp.
Nếu rút tên hoặc xoá tên trong Ban Chấp hành thì không còn là Uỷ viên Ban Thường vụ và không còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có). Nếu chỉ rút tên trong Ban Thường vụ thì không còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có) nhưng vẫn còn là Uỷ viên Ban Chấp hành. Nếu chỉ thôi giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư thì vẫn còn là Uỷ viên Ban Thường vụ.
2- Việc bổ sung, kiện toàn
- Chỉ bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành, uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư khi khuyết các chức danh đó.
- Sau khi bầu bổ sung thì gửi văn bản đề nghị, biên bản bầu cử, biên bản họp Ban Chấp hành và lý lịch trích ngang của người được bầu lên Đoàn cấp trên xét quyết định công nhận trong thời hạn không quá 15 ngày.
a- Bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành từ cấp tỉnh trở xuống:
- Trong phạm vi hai phần ba (2/3) số uỷ viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định, thì hội nghị Ban Chấp hành bầu.
Việc bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành quá phạm vi hai phần ba (2/3) số uỷ viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định thì phải tổ chức hội nghị đại biểu để bầu cử.
- Đối với Đoàn cơ sở, trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu của công tác cán bộ, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp sau khi thống nhất với cấp uỷ cùng cấp có thể quyết định cho Đoàn cấp dưới bầu bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành với số lượng vượt quá hai phần ba (2/3) nhưng không quá số lượng uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Sau khi bầu bổ sung, Ban Thường vụ cấp quyết định phải báo cáo bằng văn bản lên Đoàn cấp trên trực tiếp.
b- Bổ sung uỷ viên Ban Thường vụ:
Ban Chấp hành bầu bổ sung uỷ viên Ban Thường vụ trong số các uỷ viên Ban Chấp hành.
c- Kiện toàn Bí thư, bổ sung Phó Bí thư
Ban Chấp hành bầu Bí thư, Phó Bí thư trong số các uỷ viên Ban Thường vụ. Trước khi tiến hành bầu phải được sự thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp.
d- Bổ sung người chưa phải là uỷ viên Ban Chấp hành vào Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư của cấp đó:
Ban Chấp hành tiến hành bầu bổ sung người đó vào Ban Chấp hành sau đó bầu vào Ban Thường vụ, bầu Bí thư, Phó Bí thư.
Trong cùng một cuộc họp, người vừa được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành chưa có quyền bầu cử tại cuộc họp đó.
e- Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền:
- Chỉ định người vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ các chức danh theo đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới (nếu cấp uỷ cùng cấp thống nhất).
- Chỉ định tăng thêm số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp dưới nhưng phải đảm bảo số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp đó theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và không vượt quá 15% so với số lượng uỷ viên Ban Chấp hành đã được đại hội quyết định.

Để tiến tới đại hội chi đoàn BCH chi đoàn cần phải làm những công việc gì?
Trả lời: BCH chi đoàn họp bàn bạc quyết định nội dung, chương trình và thời gian đại hội. Phân công chuẩn bị báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, đề án công tác cho nhiệm kỳ tới, những cơ sở vật chất, kinh phí tối thiểu phục vụ cho đại hội.
Tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động hướng về đại hội chi đoàn.
Họp chi đoàn phân loại đoàn viên, bình bầu đề xuất khen thưởng từng mặt, và toàn diện cho đoàn viên trong cả nhiệm kỳ
Chuẩn bị đề án nhân sự BCH chi đoàn nhiệm kỳ mới ( Lưu ý: Nếu chi có dưới 9 đoàn viên thì bầu bí thư và phó bí thư. Nếu có trên 9 đoàn viên thì bầu 1 bí thư, 1 phó bí thư và các uỷ viên).
Họp BCH chi đoàn lần cuối trước khi đại hội báo cáo, phương hướng công tác, đề án nhân sự BCH mới và chương trình đại hội. Dự kiến đoàn chủ tịch, thư ký đại hội. Phân công các tiểu ban nội dung khánh tiết, khen thưởng, cơ sở vật chất và tổ chức điều hành công việc đại hội.
Thông báo cho đoàn viên biết thời gian, chương trình đại hội và văn bản gợi ý các vấn đề cần tập trung thảo luận trong đại hội.
Cách tổ chức đại hội chi đoàn?
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị: Bao gồm thống nhất chủ trương và tiến hành thực hiện các công việc như ở câu hỏi trên.
Bước 2: Tiến hành đại hội ( Theo chương trình sau):
ổn định tổ chức
Chào cờ ( Hát quốc ca, Bài ca chính thức của Đoàn: Thanh niên làm theo lời Bác).
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Bầu đoàn chủ tịch ( Biểu quyết giơ tay)
Đoàn chủ tịch giới thiệu thư ký đại hội ( Biểu quyết giơ tay)
Công bố chương trình đại hội
Đọc báo cáo kiểm điểm BCH
Hướng dẫn thảo luận
Giới thiệu đai biểu phát biểu ý kiến.
Bầu BCH mới: Giới thiệu cơ cấu, tiêu chuẩn, số kượng BCH mới, ứng cử ấn định danh sách bầu; bầu ban kiểm phiếu tiến hành công bố thể lệ bầu cử, phát, thu và kiểm phiếu, đọc biên bản kiểm phiếu ( công bố kết quả).
Ban chấp hành mới ra mắt
Trao phần thưởng ( Công tác khen thưởng nếu có)
Thông qua nghị quyết đại hội.
Tổng kết đại hội
Bế mạc. Chào cờ ( không hát)
Bước 3: Sau đại hội:
BCH mới họp phiên đầu tiên phân công chức trách nhiệm vụ cho từng uỷ viên.
Giử hồ sơ báo cáo lên Đoàn cấp trên.
Tiến hành tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội.
Làm thế nào để có thể bàu được BCH chi đoàn chủ động công tác? Cách bầu bí thư trực tiếp tại đại hội?
Trả lời: Bầu BCH mới phải đảm bảo 3 yếu tố: Kế thừa, ổn định và phát triển. Phải lựa chọn thực sự dân chủ tại đại hội. Những người được bầu vào BCH chi đoàn phải là những người nhiệt tình, gương mẫu, hoạt động có hiệu quả, có uy tín trong thanh niên có năng lực điều hành trong công việc và có khả năng trong giao tiếp. BCH mới được bầu cần được phân công trách nhiệm rõ ràng, thích hợp với khả năng năng lực, năng khiếu của mỗi uỷ viên trong BCH
Chi đoàn từ loại khá trở lên khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ có thể tiến hành bầu bí thư trực tiếp tại đại hội ( Nếu được đại hội nhất trí). Tiến hành bầu theo một trong các cách sau đây:
Đại biểu đại hội bầu xong BCH, sau đó đai hội trực tiếp bầu bí thư là một trong các uỷ viên BCH đó.
Đai biểu đại hội bầu bí thư trực tiếp xong, sau đó đồng chí giới thiệu với đại hội danh sách những người có thể tham gia vào BCH. Đai hội thảo luận, giới thiệu thêm hoặc rút bớt, chốt danh sách và bầu số uỷ viên BCH còn lại.
HN ĐOÀN VIÊN
Trả lời: Hội nghị đoàn viên thường gọi là họp đoàn viên (Hội nghị thường kỳ, bất thường và chuyên đề). ở đây chi đoàn tiến hành công tác giáo dục đoàn viên, phát huy ở tiềm năng trí tuệ, tính sáng tạo và lòng nhiệt tình của các đoàn viên ( tiếp nhận, bàn bạc và thảo luận những chủ trương của Đảng, chính quyền của Đoàn); giải quyết những vấn đề thuộc nguyên tắc tổ chức của Đoàn ( kết nạp đoàn viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xét khen thưởng, kỷ kuật đoàn viên); Đánh giá việc thực hiện những công việc đã làm, bàn và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thời gian tới.
Để cuộc họp có kết quả BCH chi đoàn cần chuẩn bị tốt nội dung, dự kiến toàn bộ tiến trình cuộc họp, phân công trách nhiệm cụ thể, thông báo trước nội dung cơ bản của cuộc họp cho đoàn viên.
Tiến hành cuộc họp phải ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề chính yếu. phải sử dụng nhiều hình thức hấp dẫn tạo bầu không khí thân ái đoàn kết.
Sắp xếp xen kẽ những nội dung văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí vào chương trình họp nhưng phải đúng lúc, đúng nhu cầu và hợp lý.
Các nội dung giải quyết trong cuộc họp nhất thiết phải gắn với những vấn đề đời thường, những vấn đề mà đoàn viên quan tâm sâu sắc
Cuộc họp đoàn viên phải được tổ chức trong bầu không khí dân chủ thực sự để mỗi đoàn viên được bàn bạc thảo luận và quyết định những công việc cần làm.

PHẦN THỨ MƯỜI MỘT
NGUYÊN TẮC THU NỘP ĐOÀN PHÍ CỦA ĐOÀN

I- THỂ LỆ:
Hàng tháng đoàn viên đóng đoàn phí cho chi đoàn, trường hợp đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thì được Ban Chấp hành Đoàn cơ sở xét miễn đoàn phí, trong một thời gian nhất định nhưng không quá 6 tháng.
Chi đoàn có trách nhiệm thu đoàn phí của đoàn viên một tháng một lần.
II- MỨC ĐÓNG ĐOÀN PHÍ CỦA ĐOÀN VIÊN
Thực hiện theo quy định hiện hành, căn cứ vào tình hình thực tế Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ trình Ban Thường vụ Trung ương Đoàn xem xét điều chỉnh mức đóng hợp lý.
III- VIỆC TRÍCH NỘP ĐOÀN PHÍ LÊN ĐOÀN CẤP TRÊN
Các cấp bộ Đoàn từ chi đoàn trở lên đều phải trích nộp đoàn phí lên Đoàn cấp trên. Việc trích nộp quy định như sau:
- Mức trích nộp: Từ chi đoàn trở lên, mỗi cấp được giữ lại 2/3 (hai phần ba) và nộp lên Đoàn cấp trên 1/3 (một phần ba) số tiền đoàn phí do đoàn viên đóng hoặc trích nộp của tổ chức Đoàn cấp dưới.
- Thời gian trích nộp:
+ Chi đoàn trích nộp Đoàn phí lên Đoàn cơ sở 1 tháng 1 lần.
+ Đoàn cơ sở, huyện Đoàn và cấp tương đương 3 tháng 1 lần.
+ Tỉnh, thành Đoàn và cấp tương đương trích nộp đoàn phí lên Trung ương Đoàn 1 năm từ 1 đến 2 lần, thời hạn nộp cuối cùng là ngày 30 tháng 12 hàng năm.
VI- ĐOÀN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1- Đoàn các trường đại học, cao đẳng không phải là thành viên Đại học Quốc gia, Đại học khu vực:
- Là cấp bộ đoàn tương đương cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và con dấu như Đoàn cấp huyện do Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh quyết định thành lập.
- Nhiệm kỳ đại hội: 5 năm 2 lần.
2- Đoàn Đại học quốc gia, đại học khu vực:
- Là cấp bộ Đoàn tương đương cấp huyện do Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn ra quyết định thành lập; có nhiệm vụ, quyền hạn, con dấu như Đoàn cấp huyện và có một số nhiệm vụ, quyền hạn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
- Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần.
3- Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia, Đại học khu vực:
- Do Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn quyết định thành lập, có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại mục III, phần thứ tư - Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn và có một số nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
- Nhiệm kỳ là 5 năm 1 lần.
4- Đoàn các trường là thành viên Đại học Quốc gia, Đại học khu vực:
- Là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện loại 2, có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm b, khoản 2, mục VIII, phần thứ hai - Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn. Ngoài ra, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ với Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia, Đại học khu vực do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
- Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần.
5- Liên chi đoàn:
- Liên chi Đoàn có thể được thành lập theo các khoa chuyên ngành, ngành học, khoá học... khi có ít nhất từ 3 chi đoàn trở lên do Ban Thường vụ Đoàn trường quyết định, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Đoàn trường và sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng (nếu có).
- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của liên chi đoàn:
Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2, mục IV, phần thứ ba - Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn, liên chi đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Đề xuất và phối hợp với Chủ nhiệm khoa (hoặc thủ trưởng đơn vị quản lý theo khoá học), các tổ bộ môn và các Đoàn thể làm tốt công tác thanh niên, sinh viên.
+ Đại diện cho sinh viên tham gia các hội đồng, các cuộc họp của khoa, khoá liên quan đến vấn đề sinh viên, được phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của sinh viên.

ĐOÀN VỚI CÁC TỔ CHỨC HỘI CỦA THANH NIÊN

I- VAI TRÒ NÒNG CỐT CHÍNH TRỊ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
1- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và là thành viên tập thể của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đoàn có trách nhiệm xây dựng và thành lập các tổ chức Hội của thanh niên.
2- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội. Thường xuyên thông báo cho Hội những chủ trương công tác và chương trình hoạt động của Đoàn, tham gia ý kiến với Hội để Hội xây dựng chương trình phối hợp nhằm triển khai sâu rộng yêu cầu hoạt động của Đoàn trong hội viên, thanh niên.
3- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giới thiệu cán bộ chủ chốt của Đoàn để tiến hành hiệp thương vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội . Có ý kiến hiệp thương giới thiệu cán bộ chủ chốt của Hội tham gia cơ quan lãnh đạo Hội cấp trên.
II TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG HỘI
1- Có kế hoạch đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết phù hợp với điều kiện của mình để đảm bảo cho hoạt động của Hội duy trì được thường xuyên.
2- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các cấp.
3- Các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm chăm lo xây dựng Hội ngày càng vững mạnh. Coi công tác xây dựng Hội là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đoàn. Ban Thường vụ Đoàn và thường trực Uỷ ban Hội các cấp duy trì nề nếp làm việc giao ban định kỳ để kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mình.
4- Cán bộ Đoàn và đoàn viên phải thực sự gương mẫu, liên hệ mật thiết với thanh niên, thuyết phục và động viên hội viên, thanh niên tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động chung của Đoàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét